Đâu là cách tính lương phổ biến nhất hiện nay?
Mức lương cơ bản là gì?
Mức lương cơ bản là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho bạn với thời gian bạn đã bỏ ra tại nơi làm việc. Lương cơ bản được thể hiện ở hàng giờ, hàng tháng hoặc hàng năm mà bạn làm việc tại công ty. Hiểu một cách đơn giản, đây là mức lương tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đó trả cho bạn làm một công việc cụ thể. Lương cơ bản sẽ không bao gồm một số khoản sau đây:
- Bảo hiểm xã hội
- Tiền thưởng
- Hoa hồng
- Lựa chọn cổ phiếu
Như vậy, để được hưởng mức lương cơ bản thì người lao động phải hoàn thành toàn bộ công việc được giao cũng như hoàn thành mục tiêu công việc đã đề ra. Ở một số trường hợp, đây cũng sẽ là mức lương được dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm cho người lao động trong công ty.
Các công thức tính lương cơ bản
Hiện nay có rất nhiều cách thức tính lương khác nhau, tùy vào từng doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức tính lương (dựa theo thời gian, sản phẩm, doanh thu bán hàng hoặc tiền lương khoán). Dưới đây là một số công thức tính lương cơ bản phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay:
Cách tính tiền lương đối với công chức, viên chức nhà nước
Đối với các cơ quan nhà nước được hưởng lương theo ngân sách của chính phủ thì sẽ có công thức như sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở * Hệ số lương
Trong đó:
Lương cơ sở: Là mức lương tối thiểu nhất làm quy chiếu để tính lương. Hiện tại, lương cơ sở đang là 1.490.000VND/tháng và sẽ tăng lên thành 1.800.000VND/tháng vào ngày 01-07-2023.
Hệ số lương: Là số phản ánh số năm làm việc và gắn bố của công chức, viên chức.
Cách tính tiền lương theo thời gian
Lương theo thời gian là lương dựa trên thời gian làm việc của người lao động (theo giờ, theo tuần, theo ngày hoặc theo tháng). Đây là cách tính lương phổ biến và được áp dụng tại nhiều chuỗi cửa hàng hoặc công ty lớn.
Công thức tính lương cơ bản theo thời gian:
Tiền lương giờ = Tiền lương ngày / Số giờ làm việc bình thường.
Tiền lương ngày = Tiền lương tháng / Số ngày làm việc trong tháng.
Tiền lương tuần = (Tiền lương tháng x 12 tháng) / 52 tuần.
Đối với cách thức tính lương theo tháng, các doanh nghiệp có thể áp dụng 1 trong 2 công thức dưới đây:
Tiền lương tháng = Lương cơ bản + ((Phụ cấp nếu có) / ngày công chuẩn của tháng) * số ngày làm việc thực tế.
Công thức tính lương cơ bản theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm dựa trên chất lượng, số lượng sản phẩm hoặc phần trăm công việc mà người lao động hoàn thành. Do đặc thù là gắn chặt với năng suất và thù lao lao động nên hình thức này được áp dụng trong trường hợp khuyến khích năng suất, tăng số lượng sản phẩm.
Lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm
Công thức tính lương cơ bản theo doanh thu
Đối với nhân viên kinh doanh hoặc những người bán hàng thì đây là hình thức trả lương dựa trên doanh số đạt được của các bộ phận này.
Lương doanh thu = Tổng doanh thu * % Hoa hồng
Trong đó:
Tổng doanh thu: Là doanh thu đạt được trong tháng hoặc quý của cá nhân hoặc đội nhóm tùy theo quy định của công ty.
% Hoa hồng: Là mức tiền nhận được khi hoàn thành KPI.
Cách trả lương khoán
Với cách thức trả lương khoán khi NLĐ hoàn thành được hết khối lượng công việc giữa hai bên.
Công thức tính:
Lương = Mức lương khoán * Tỷ lệ % hoàn thành công việc
Cách tính các khoản lương đặc biệt
Cách tính lương làm thêm giờ:
Lương làm thêm giờ (hay còn gọi là lương OT) là mức lương được trả cho người lao động khi thực hiện thêm công việc ngoài giờ như làm vào ban đêm, làm các ngày nghỉ, các ngày cuối tuần… Với trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng thêm mức lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012.
Có thể thấy, có rất nhiều cách tính lương khác nhau, và yêu cầu người kế toán phải có nghiệp vụ chuyên môn cao. Do đó, các doanh nghiệp có thể tìm đến dịch vụ tính lương để giảm bớt quy trình cần xử lý, hỗ trợ doanh nghiệp trong các công việc liên quan đến tiền lương.
Comments
Post a Comment